Em Phan Thị Mỹ Dung học hết lớp 3, hiện tại đã nghĩ học (các em gồm: Xuyên, xuyến, Sao, Sáng) –> Ở vào ngay cái độ tuổi “17 bẻ gãy sừng trâu”…nhưng cô bé Phan Thị Mỹ Dung nhỏ xíu, gầy trơ. Gương mặt xanh mét, u buồn…. Khi trò chuyện, em luôn cố tỏ ra là một người mạnh mẽ, cứng rắn. Thậm chí lạnh lùng và bất cần sự quan tâm. Một thứ tình cảm mà em nghĩ đó là sự thương hại, một cái nhìn ái ngại và cảm thương khi 13 tuổi đầu em đã “phải” nhận từ mọi người khi mẹ em bỏ đi theo người đàn ông khác. Có lẽ tâm lý bị ức chế nặng nên mỗi khi ai đó nhắc về mẹ. em vừa nhớ, vừa “hận”, cố nén cơn nấc để nước mắt đừng chảy ra…. “ Vì mẹ đã bỏ con đi lúc con 13 tuổi”.
Mẹ bỏ đi. Cha bị ghe đụng trong một đêm đi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại địa phương. Ấp Hiệp Dư là nơi sinh sống của những bà con nghèo, không đất sản xuất. Tất cả những hộ dân nơi đây đều được chính quyền địa phương cấp nhà để ở và chủ yếu sinh sống bằng việc mò sò, chem. Chép, trồng rau, nuôi heo. Gia đình bé Dung cũng vậy. Sau khi cha chết, nhà sập (nhà kế mé sông, bị sạt lở), Dung và các em về ở chung với ông bà nội.
Ông bà cũng đã lớn tuổi ( hơn 60), sống chủ yếu bằng thu nhập từ liếp rau cải, rau muống, rau lang…
Dung hằng ngày đào chem chép ven sông, mỗi kí bán được 15 ngàn đồng ( cả ngày cũng được 3, 4 kí) phụ tiền với ông bà nội nuôi các em.
Có thể cuộc sống khốn khó cùng cực đã khiến cô bé cố tạo ra một cá tính lạnh lùng như vậy. Nhưng tôi hiểu được trong suy nghĩ của cô bé ấy em vẫn đang rất cần mẹ…